Nguyên tắc thứ 8: Năng Biện Luận5 min read

Yếu Lĩnh:

“Năng Biện Luận: tọa tài hữu đạo, xiển phát ngu mông”

Nghĩa là:

“Có khả năng biện luận thì thuyết ra tài sản và giúp cho người ngu giác ngộ”. (Eloquence can be a way of gaining fortune and enlightening people).

Như vậy Năng biện luận là khả năng thuyết khách (đá lưỡi). Để hiểu sâu xa về chữ Biện Luận ta cần nắm về chữ Biện và chữ Luận.

Biện có nhiều nghĩa: sửa đổi tà kiến (biện bạch), giải thích (biện giải), phân biệt (biện tích), sửa sai (biện chính), luận điểm với chứng cớ (biện chứng), bào chữa (biện hộ)…

Luận có nhiều nghĩa: tranh cãi bằng lý lẽ (luận lý), phán xử (luận đoạn), tranh cãi với bằng chứng (luận chứng), đi theo một trường phái logic (luận thuyết), kĩ thuật tranh cãi (luận thuật)…

Ghép lại thì thấy là Khả Năng Biện Luận là khả năng đánh giá, cân nhắc, phân tích, phản biện, phán xử, giải thích và quyết định trên một vấn đề đưa ra. Để ngắn gọn lại, ta gọi là Khả Năng Thuyết Khách (Ability to Articulate hay khả năng đá lưỡi).

Có một câu nói đùa cho từ viết tắt của MBA (Master of Business Administration) là Master of Bullshit Articulation, ý chỉ người có khả năng đá lưỡi, thuyết khách ngay cả trên các vấn đề rất là vớ vẩn.

Khi ta biện luận với một đối tượng, mục đích không phải là thắng, là chứng tỏ mình. Mục đích là làm cho họ đứng về phía mình. Và khi họ đứng về mình, cuộc chiến sẽ không còn là cuộc chiến mà là sự nỗ lực xây dựng giá trị cùng với nhau.

Thuyết Khách Gia tài ba (như Tô Tần, Trương Nghi) có nhiều người sinh ra với sự nhanh nhạy trời phú, nhưng phần lớn là do được tôi luyện, nhờ việc viết luận nhiều hơn, tranh luận với thầy với bạn nhiều hơn mà họ trở nên sắc bén hơn.

Thuyết Khách Gia có ba tầng nội lực: tầng thứ nhất gọi là Nói (Talk), tầng thứ hai gọi là Truyền (Communicate) và tầng thứ ba gọi là Nối (Connect). Nói không có nhiều ý nghĩa mà nói hay thì chỉ là sáo rỗng, sức thuyết phục rất thấp. Truyền là sử dụng rất nhiều lý luận hay, trường phái, nhiều tri thức, kiến thức để thuyết phục bộ não của người nghe. Lý luận sắc bén khiến người nghe dù có ko đồng tình cũng chẳng thể phản biện nổi. Nối là tầng sâu nhất, nối thẳng vào trái tim người nghe, và nói ra rất ít nhưng lại có tính thuyết phục rất cao. Đôi khi lời nói chẳng có lý tí nào thế mà quần chúng lại cảm nhận được và đi theo.

Thất Thức Thập Quyền Biện Luận Công:

Thất Thức: 7 điều cần chuẩn bị trước khi đi đá lưỡi.

1. Đá lưỡi với ai (mục tiêu)
2. Đá lưỡi món gì (nội dung)
3. Đá khi nào (thời gian, khả năng sẵn sàng đá)
4. Đá ở đâu (tình huống)
5. Đá như thế nào? (Cách đá, giọng điệu, tốc độ đá)
6. Đá với sự chứng kiến của ai? (hoàn cảnh, có cần đá xéo ko)
7. Ai đá? (trong trường hợp đá tập thể, cần chọn người đá theo đội hình chiến thuật để đạt tối ưu)

Thập Quyền:

1. Lịch sự – Kính trọng đối thủ
2. Chân thành
3. Không nổ
4. Tập trung – nhạy cảm
5. Không cãi cố – chày bửa
6. Sẵn sàng hỏi để làm rõ, tránh hiểu nhầm
7. Thừa nhận cái nhìn sai lầm hoặc tính toán sai lầm
8. Chuẩn bị lối thoát cho đối thủ (ko dồn vào đường cùng)
9. Khi nêu vấn đề phải nêu nhanh. Khi phản biện, phải chậm.
10. Đề phòng bọn ngư ông đắc lợi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *