Còn 9 chiêu thức và 2 nguyên tắc nữa là hoàn thành trọn bộ sách 13 nội công, 36 âm chiêu và 12 nguyên tắc.
Nay viết nguyên tắc cuối cùng là số 12: Năng Viễn Số.
Gọi là số 12 nhưng tắc này lại bao trùm rộng rãi như trời như biển. Cũng giống như nội công số 13, kình khí có thể át càn khôn, cảm thấy vô cùng khó mà nắm bắt. Vậy hãy đừng cố gắng quá, hãy cảm nhận đã.
Yếu Lĩnh:
“Năng Viễn Số: Đa quả khoan khẩn, chước trung nhi hàng.”
Nghĩa là: Khả năng Thấy xa:
“Khi thêm, khi chậm, khi nhanh
Còn tùy cái Thấy đã rành tới đâu”
“Viễn” là xa. Cái xa này thâm sâu khó lường bởi vì: Xa là khoảng cách trong không gian. Xa cũng là khoảng cách trong thời gian. Và cả Xa trong lòng người, tình người nữa.
“Số” là con số, là định lượng, đến từ sự tính toán, dự trù, tiên đoán. Nếu ai còn nhớ nội công Đắc Toán Thiên thì sẽ nhớ câu “Thắng là do Thấy mà thôi”.
Thế nên chỉ 2 từ “Thấy Xa” mà đã bao trùm lên mọi ngả, minh ám, thực hư, vuông tròn, thật giả, tầng tầng lớp lớp đều thấy rõ như bàn tay mình. Thật khó làm sao.
Cổ nhân chỉ tóm lại một câu: “Tâm Trung Hữu Số” để chỉ những người có khả năng này. Ý là chỉ những bậc cao nhân mà trong tâm họ đã hàm chứa sự thấu hiểu vạn sự và mọi câu trả lời. Từ cổ chí kim, thực không có nhiều người đạt được điều này.
Nay chỉ tóm lược lại mặt ứng dụng trong kinh doanh thôi:
1. Thấy rõ những điều cần làm trong điều hành hàng ngày và điều cần làm trong kế hoạch chiến lược dài hạn.
2. Để nâng cao cái Thấy, suy nghĩ và lập kế hoạch về những điều sau:
a) Tình trạng kinh doanh (nó) hiện tại đang như thế nào?
b) Trong điều kiện bình thường, tình trạng này đang đi về đâu?
c) Lẽ ra tình trạng này nên đi về đâu?
d) Lý do gì mà mình muốn nó đi đến đó?
e) Mình cần gì để giúp nó đi đến đó?
f) Điều gì sẽ cản trở nó?
g) Khi nào thì nó đi?
h) Con đường nào nên đi?
i) Dự trù thì khi nào nó tới? Cần làm điều gì cụ thể và ai làm những điều cụ thể ấy?
k) Kẻ địch nào cũng đang đi về đó?
l) Cách nào thu thập thông tin trên đường đi?
m) Khi có thông tin nào thì nên đổi hướng đi?
3) Cần hy sinh gì để đánh đổi điều mình muốn?
a) Hy sinh thị trường hay hy sinh quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ?
b) Hy sinh lợi nhuận hay hy sinh % thị trường?
c) Hy sinh yếu tố Marketing nào để phát triển yếu tố marketing nào?
d) Dùng phương án thâm nhập thị trường nào?
e) Tăng trưởng hay mở rộng?
4) Phát triển Ngũ Viễn như thế nào?
a) Tầm nhìn xa
b) Chiến lược thương hiệu xa
c) Chiến lược năng lực xa
d) Chiến lược con người xa
e) Chiến lược kế thừa xa
Chỉ viết được đến đây thôi vì iem vẫn còn đang học các bác ợ.