Nguyên tắc thứ 11: Năng Xướng Suất5 min read

Nguyên tắc thứ 11: Năng Xướng Suất

Yếu lĩnh:

“Năng Xướng Suất: cung hàng dĩ luật, thân cảm tự siêng”

Nghĩa là: Khả năng dẫn dắt bằng việc làm gương

“Tình thân và lòng tin sẽ sinh ra một cách tự nhiên khi mà kỷ luật và chuẩn mực được gìn giữ và nêu gương”.

Từ “xướng” có những nghĩa sau: Chủ động khởi xướng (Đề xướng), Dẫn dắt (xướng đạo), Dẫn đầu (xướng thủ), Mở đối thoại (xướng ngôn), Mở đề nghị (xướng nghi). Còn từ “suất” có những nghĩa sau: Dẫn đầu (suất lĩnh), Trực tiếp, thẳng thắn (suất chân), Trung thực (suất trực).

Vì thế, Năng Xướng Suất nên dịch là Khả năng dẫn đầu bằng việc làm gương, làm việc có nguyên tắc.

Tôn Tử Binh Pháp rất đề cao vai trò của người làm Tướng. Có thể thấy rõ trong Địa Hình Thiên: “Cố binh hữu tẩu giả, hữu thỉ giả, hữu hãm giả, hữu băng giả, hữu loạn giả, hữu bắc giả. Phàm thử lục giả, phi thiên chi tai, tướng chi quá dã.”

Dịch là: “Việc binh có 6 tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc; không phải do tai họa trời đất, mà do sai lầm của tướng lĩnh gây nên”.(xem chú thích – ***)

Thế nhưng, dẫn dắt bằng cách làm gương lại yêu cầu người Tướng phải sáng rồi. Chứ nếu là thằng ngu làm gương thì làm cả đoàn quân thành đoàn quân ngu. Khi ấy, thất bại, chết chóc chẳng phải đã nắm chắc sao? Ví dụ thì đầy rẫy quanh ta, có ngày nào mà không chứng kiến hậu quả của bọn lãnh đạo ngu độn đâu cơ chứ.

Vì thế, khả năng dẫn dắt bằng cách làm gương phải đi kèm với “sáng”. Tức là khả năng dẫn dắt bằng cách là một tấm gương sáng. “Sáng” có thể hiểu là giác ngộ. Như ta đã từng phân tích trong bài “Lãnh đạo như ánh sáng”.

Lão Tử có câu: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”. Nghĩa là: biết người thì là trí, biết mình thì là sáng. Vậy vẫn là quay vào trong mà tìm sự sáng từ bên trong. Rồi khi mình sáng rồi, làm gương sáng mà dẫn dắt, thì đó là con đường có thể đưa cả tập thể tới thành công.

Dẫn dắt bằng cách làm gương có mấy yếu tố sau cần phải biết:

  1. Biết cần rèn luyện gì để có thể dẫn dắt
  2. Biết khiêm hạ để lắng nghe ý kiến
  3. Biết mình không biết để luôn học hỏi, cải thiện bản thân
  4. Biết dũng cảm chấp nhận mình khác người và dấn thân dẫn dắt người khác
  5. Biết dừng lại tự soi bản thân và kiểm tra bản thân thường xuyên

Tóm lại, ngu thì đừng lead, mà đã lead thì cố gắng đừng ngu. Không thì lại dán đề can đầy đít mà đi vòng quanh phố phường cho thiên hạ cười thôi.

——————–

(***)

Tẩu là địa thế như nhau mà lấy 1 chọi 10, ắt phải thua chạy.

Trì là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược.

Hãm là chỉ huy hăng hái mà binh sĩ nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.

Băng là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ ắt sẽ bại như núi lở.

Loạn là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không bài bản, quan hệ trên dưới không có thể thống, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối mình.

Bắc là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, ắt bại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *