Nguyên tắc số 6
Năng thảo trương: Cần cẩn bất đãi, thủ thảo tự đa
Nghĩa là :
Biết chăm sóc cho tài khoản : siêng năng và thận trọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cần trong cần cù, cẩn trong cẩn thận, bất đãi là không thua thiệt. Thủ là giữ, thảo là đòi, biết giữ biết đòi thì tự nhiên sẽ nhiều dần lên.
Chữ trương trong trương mục thì rất là dễ hiểu, chỉ có nghĩa là tài khoản của doanh nghiệp. Nhưng chữ Thảo lại là một chữ hàm ý rất sâu xa. Thảo trong thảo phạt (đánh, cướp), “thảo hảo biệt nhân’ là khả năng chiếm đoạt lợi thế từ người khác.
Như vậy Nguyên tắc thứ sáu nói về Khả năng đòi nợ, yêu cầu phải trau dồi sự cần cù, thận trọng, biết giữ, biết đòi. Tất cả chỉ gói gọn trong có 2 từ Thảo Trương mà thôi.
Nghệ thuật đòi nợ không chỉ đơn giản là đi đòi nợ mà liên quan tới 4 vấn đề sau cần phải nắm cho kĩ càng và sâu sắc:
1. Khả năng rà soát khách hàng (business intelligence). Vấn đề này liên quan nhiều tới “Tri bỉ” để biết ai thì cho nợ, cho nợ bao nhiêu, bao lâu và khi đòi thì đòi theo cách nào là phù hợp.
2. Phát triển hệ thống kế toán, tài chính và quy trình, quy chế thủ tục tài chính (accounting system and procedures). Vấn đề này liên quan tới trau dồi hệ thống tự có, để cân nhắc được từ sự “Tri kỷ” mà biết mình có khả năng cho nợ được không, cho nợ bao nhiêu thì không bị rủi ro cho cả hệ thống v.v..
3. Tập trung vào quản lý tài chính và kế hoạch dòng tiền (financial management and cashflow planning). Vấn đề này liên quan tới chữ “Động”. Dòng chảy của tiền biến động khi cần gấp, khi cần không gấp, để có kế hoạch linh hoạt với khách hàng, nhằm tăng được doanh số mà không đưa doanh nghiệp vào điểm rủi ro.
4. Tích lũy tư bản khi thắng lợi (Building up surpluses). Vấn đề này liên quan tới chữ “Tĩnh”. Lúc kiếm được tiền lại húng như chó, phung phí lung tung, cho vay cho nợ bừa phứa thì tới lúc khó khăn sẽ không cứu được.
Quanh đi quẩn lại thì lại vẫn là Tri bỉ, tri kỷ, xuất chiêu động, tĩnh trong sự sáng suốt của cái Thấy mà thôi.