Chiêu thức thứ 22: Quan Môn Trúc Tặc (Đóng cửa bắt giặc)
Tôn Tử viết: Cố dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi…
Trong đó “Thập tắc vi chi” nghĩa là khi mình mười, nó một, bao vây nó. Chứ nếu dồn nó quá, nó cắn bừa, lại tổn thương mình.
Nhưng căn bản của bao vây là gì? Là không cho nó có lối thoát. Còn nếu đuổi nó ào ào mà lối thoát vẫn chưa đóng, thì tức là vẫn còn có cơ hội cho nó. Lúc thấy cơ hội có thể bắt được giặc, lại là lúc không được nóng vội, phải bình tĩnh nhất vì đây là cơ hội triệt hạ đối phương toàn diện, làm tốt thì chiến tranh kết thúc. Cho phép kẻ địch trốn thoát là tạo ra hiểm họa tương lai. Vì muốn triệt hạ, lại phải bình tĩnh mà bao vây, đóng hết cửa thoát, rồi từ từ chọc tiết.
Cái trò đóng cửa bắt giặc này, trong kinh doanh thường được dùng để triệt hạ thương hiệu nhằm mua lại đối phương. Một tập đoàn A rất lớn cạnh tranh cùng với một công ty B, cùng bán sản phẩm C. Để tránh cạnh tranh, A có thể đề nghị mua B với giá cao. Nhưng làm sao mà phải thế, xác định sản phẩm nào của B là tối quan trọng cho sự sống còn, bao vây sản phẩm đó để cạnh tranh bằng nhiều cách, để rồi B dần xuống dốc, mất khách hàng, mất thị phần, trong nhà tự nhiên cháy, loạn, cổ đông chia rẽ. Lúc ấy gọi vào bàn đàm phán, ắt sẽ mua được giá rẻ.
Một ví dụ nữa tôi có dịp được thực hiện khi còn hoạt động đoàn, hội sinh viên thời còn học đại học. Mỗi lần họp thế là mấy ngàn người. Họp quan trọng mà, khóa bố cổng trường lại xong thả ra vài đội bán đồ ăn đồ uống gà nhà. Họp từ sáng tới chiều không ra được, đắt cũng phải mua không đói khát lòi mắt ra.
Người đời khi mạnh, thì lại sinh ra húng, tấn công trực diện quá nhiều. Thực ra lúc mạnh nhất, cách tốt nhất lại là không cần dùng nhiều lực. Sờ sờ, gại gại, tới lúc địch nó nhũn ra rồi thì choén. Sao phải dùng lực?