Chiêu thứ 23: Viễn Giao Cận Công (Thân Xa Đánh Gần)5 min read

Chiêu thức thứ 23: Viễn Giao Cận Công (Thân Xa Đánh Gần)

Yếu lĩnh:

“Khi điều kiện cho phép, kết giao, liên kết với kẻ địch ở xa để triệt hạ kẻ địch ở gần”.

Vừa xích mích với thằng xóm bên, lại vừa hục hặc với thằng láng giềng. Vác dao sang xóm bên chiến đấu thì có khi ở nhà bị đốt lúc nào không hay. Thế nên, vượt qua địch nhân ở gần để đi đánh địch ở xa là bất lợi. Địch ở xa, chủ trương vẫn là thù địch và đối lập nhưng cũng chưa phịch được nhau ngay. Thế thì có khi phải liên minh tạm thời để nhằm lợi ích đánh chiếm ở gần.

Thịt xong thằng ở gần rồi, vác quân đi xa cũng ko lo ở nhà bị đánh trộm.

Trong kinh doanh, chiêu thức này thường được dùng ở hình thức liên minh và hình thức phát triển chuỗi. Hãy cùng xem xét.

1. Liên minh xa, tạo sức mạnh cạnh tranh cục bộ:

Năm 2014 – 2015, tại Singapore có 2 tổ chức cùng tên là VietCham Singapore. Sự cạnh tranh là không tránh khỏi. Tổ chức thứ nhất tập trung vào việc bán membership và thực hiện các cuộc hội thảo để xúc tiến thương mại tại Singapore.

Nhận ra sự cạnh tranh này sẽ là không lành mạnh cho sự phát triển của Việt Nam, tổ chức thứ hai cắt bỏ toàn bộ việc đi săn thành viên để thu phí. Toàn bộ đầu tư là nhằm vào xây dựng quan hệ các phòng thương mại của các nước khác cũng như với các nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp tại Việt Nam. Và ngoài ra, các cuộc hội thảo xúc tiến lại được tiến hành tại Việt Nam.

Kết quả là, sau hai năm, tổ chức này thiết lập được quan hệ với hơn 30 tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ và giúp xuất khẩu hơn 500 mặt hàng Việt ra thế giới.

Cho tới một ngày, sự lớn mạnh và được thừa nhận đã khiến tổ chức thứ kia phải đổi tên. Sự chiến thắng không nhất thiết phải là đối đầu trực diện.

Và vì không đối đầu nên không có thù địch. Hai tổ chức này hiện đang bắt tay xây dựng một kế hoạch mới được đặt tên là Hành Trình Việt.

2. Nhập khẩu chuỗi

BGM nhìn nhận ra tại Việt Nam đã có các lớp dạy cờ Vây hay dạy về tài chính cho trẻ. Việc mở ra các mảng kinh doanh trong phân mảng này có thể bị cạnh tranh. Thay vì thế, BGM đi mua nhượng quyền TGA từ Singapore và MoneySense từ Mỹ. Tại sao?

Các đơn vị này ở xa thế cơ mà? Làm như thế có phải là chi phí cao mà không có lợi?

Thứ nhất, họ ở xa nên họ sẽ không có rảnh tới chỗ mình mà cạnh tranh với mình. Hai là, họ đã phát triển tốt và văn minh. Cách họ làm sẽ đem lại những giá trị và vũ khí mà cục bộ tại Việt Nam chưa có. Ba là, họ có nhiều quan hệ tốt, thương hiệu tốt để giúp ta phát triển. Bốn là, họ đạo đức và lành mạnh hơn các đơn vị ở Việt Nam nên ta đỡ đau đầu hơn là làm với đối tác Việt.

Sử dụng các thế mạnh này sẽ giúp cho TGA Vietnam và MoneySense Vietnam có thể cạnh tranh cục bộ tốt, thu hút nhà đầu tư, thu hút khách hàng và (có khả năng cao) chiến thắng trên mặt trận cạnh tranh cục bộ tại Việt Nam.

Ứng dụng của chiêu thức này còn rất là rộng trên nhiều lĩnh vực. Một ngày khác sẽ nói thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *