Có câu:
“Tổn kỳ hình, hoàn kỳ thế, hữu bất nghi, địch bất động. Tốn nhi chi cổ”
Nghĩa là:
Bề ngoài giữ vẻ không thay đổi, nhưng bên trong đã tạo được thế mạnh, địch vẫn không ngờ, chẳng lo đối phó. Khi địch nhân còn mơ hồ chưa hiểu là lúc ta hành động.
Tích cổ: Treo dê đánh trống.
Sách đời Tống kể chuyện tướng Hoa Đối Vu đánh nhau với quân Kim mãi không có kết quả nên quyết định rút binh. Khi bỏ doanh trại, quân Tống để lại tất cả cờ xí, bắt dê trói hai chân sau lên cọc, hai chân trước đặt trên mặt trống; dê cứ thế mà đạp lên mặt trống như thể quân Tống vẫn còn đóng trại ở đó. Mãi khi quân Kim điều tra ra sự thực thì quân Tống đã rút đi thật xa.
Yếu lĩnh:
“Khi bị nguy hiểm hủy diệt, cách duy nhất là trốn để tập hợp quân, khi đó cần chế ra sự giả tạo. Khi địch tập trung vào điểm giả tạo này, bí mật rút lui chỉ để lại đằng sau sự giả tạo vô nghĩa”
Luận bàn:
Tổ sư Tôn Tử từng phân tích. Đánh trận dựa vào 2 lực lượng. Lực cứng là lực công kích (Striking Force) và lực mềm là lực lừa dối (Deceptive Force). Hai lực này khóa vào nhau như âm như dương không đầu không cuối. Học binh pháp phải biết biến hóa, dùng hai lực này nhuần nhuyễn.
Một số ví dụ về Ứng dụng trong kinh doanh:
1. Kế hoạch khẩn cấp: (Contingency Planning)
Năm 1980, CoCa Cola tung ra sản phẩm mới là New Coke và ngưng sản xuất sản phẩm cũ với mục tiêu là lấy lại thị phần đã mất vào tay Pepsi. Thị trường phản ứng rất tiêu cực về việc Coca ngưng sản xuất sản phẩm cũ. Trong vòng đúng 1 tháng Coca lập tức tung ra sản phẩm Coke Classic. Và Coke Classic tuy vẫn là vị cũ nhưng tự nhiên xuất hiện trong một hình dạng mới và được chào đón mạnh mẽ. Như thế, CoCa đã thực hiện việc bỏ xác cũ và lấy lại thị trường mạnh mẽ với Coke Classic trong khi vị chả có gì thay đổi. Bên cạnh đó còn launch thành công sản phẩm mới là New Coke. Thực tế, trong nội bộ của CoCa khi chuẩn bị cho tung ra New Coke đã có một kế hoạch khẩn cấp được lập ra trong trường hợp thị trường không theo ý mà Coca mong muốn.
2. Thoái vốn, chuyển hướng đầu tư:
Nhiều chủ sở hữu khi muốn thoát ra khỏi một mảng kinh doanh và chuyển hướng đầu tư, nếu họ khơi khơi mà đi chào bán thì họ có thể bị ép giá hoặc là các nhà đầu tư sẽ nghi ngờ công ty có vấn đề. Vì thế thông thường thì các chủ sở hữu này sẽ tuyên bố không bán tất mà chỉ bán 90% hay 95% với mục đích để chuyển hướng đầu tư. Với 5-10% còn lại và một lời hứa sẽ giúp chuyển giao cho thế hệ quản lý kế cận một cách triệt để, họ mới có thể tạo dựng được niềm tin để bán với giá tốt. Đây chính là quá trình chuẩn bị cho lột cái xác cũ để té sang mảng đầu tư khác.
Trong cuộc sống, Ve Sầu Thoát Xác cũng được sử dụng rất nhiều. Thử tả một cảnh Ve Sầu Thoát Xác trong quán nhậu nhé.
– Em ơi, ngâm thêm cho anh một thùng bia nhá, lấy thêm một cái lẩu nữa nhỉ. Đấy chúng mày đi chợ đi tao đi đái cái. Hôm nay không say không về.
Xong đi ra nhà vệ sinh rồi lượn sang bãi đậu xe té. Một cảnh xù trả tiền nhậu cũng thường thấy trong các cuộc nhậu đông người mà chả ai biết ai rõ. Hôm sau, mấy thằng kia có hỏi thì lúc ấy lại có ty tỷ lý do khác thôi, vợ ngã xe, con bỏ học, bố mẹ ngất, sếp gọi, bồ giận dỗi ….
Nói thế chứ, thoát xác kiểu này làm tới lần thứ ba thế nào cũng bị lũ bạn dìm đầu xuống đống nôn cho không ngóc lên được.