Chiêu số 08-Ám Độ Trần Thương6 min read

Chiêu thứ 8 : Ám Độ Trần Thương

Nguyên bản chiêu này trích từ câu: “Minh Tu Sạn Đạo, Ám Độ Trần Thương”.

Nghĩa là:

Giữa lúc trời sáng, sửa đường sạn đạo, ngấm ngầm bí mật, mở lối Trần Thương.

Yếu lĩnh:

“Tấn công địch bằng hai mũi. Mũi công thứ nhất là mũi công trực diện, giữa thanh thiên bạch nhật, nhằm làm cho địch dồn sức phòng thủ. Mũi công thứ hai là mũi công ngầm, nơi mà địch không để ý, đột nhiên làm địch phải chia đôi phòng thủ mà vẫn không biết được bên nào mới là mũi chủ công. Nghi ngờ, nhầm lẫn, không quyết đoán trong phòng thủ sẽ dẫn tới thảm họa”.

Khiết Thảo Hoại Hồ Nguyễn Thế Nam mới chỉ cởi áo khoác của kế này, chưa chỉ ra được yếu lĩnh, sơ khởi đề cập tới cái “giả tạo” và cái “tưởng” của nhân loài. Tôn Tử nói “Binh giả ngụy đạo dã” là đã nói rõ việc dùng binh, dùng kế là dựa vào ngụy tạo, là làm giả rồi. Cần gì phải nói thêm nữa.

Cái cần phân tích sâu chính là một số ý sau:

Thứ nhất, “Minh” là ban ngày, là sáng rõ, là nhìn thấy được. “Ám” là kín đáo, là không rõ ràng, là hư ảo. Bản chất của kế này hay bị nhìn nhầm bởi vì cái sự kiện lịch sử nó diễn ra là trận đánh của Lưu Bang là đi lối Trần Thương nên người đời cứ hiểu là phải đi lối đó. Thực ra, ý của tổ sư là : đố mày biết được bố đi đường nào. Giả sử mà việc lối Trần Thương bị lộ, quân chủ lực của Hạng Vũ dồn về Trần Thương, thì có khi trận đánh chính lại đi qua đường sạn đạo.

Thế nên yếu lĩnh chính là hư hư thực thực, minh minh ám ám, vốn chỉ để địch phải chia cắt quân đội mà phòng thủ, tự nhiên lực lượng mỏng hẳn đi trên cả hai tuyến. Nếu dồn toàn bộ quân chủ lực bên ta mà đánh vào một mặt trận, thì chắc chắn là hơn việc đại quân hai bên đâm đầu vào nhau. Thực tế trong điển tích, Hạng Vũ quả là phải chia quân ra phòng thủ cả hai lối, bên này thì tưởng bên kia là thực, thậm chí các tướng lĩnh các quân sư trong hàng ngũ còn chửi bới lẫn nhau. Thằng thì bảo, mày ngu lắm, sạn đạo là thật. Thằng thì kêu, đồ con lợn, Trần Thương mới là thật. Nội bộ địch vì thế cũng suy yếu thêm.

Thứ hai là, yếu tố tốc độ mà các vị đã được xem qua trong một vài yếu lĩnh đã nhắc tới trước đây. Khi nào thì Quân chủ thần tốc? Khi nào thì Nhập giới nghi hoãn? Khi đánh địch giữa ban ngày, từ từ sửa sạn đạo, đường đường chính chính, trống dong cờ mở mà đi. Khi đánh địch theo đường bí mật, người ngậm tăm, ngựa bọc vó, thần tốc mà đi.

Cho nên trong kế này, phải nắm được yếu lĩnh Minh Ám và yếu lĩnh Tốc độ.

Lúc bàn về việc tán tỉnh phụ nữ, sao mà các vị hứng thú thế. Có kẻ trải ba mươi năm tuổi đời, tay đánh qua vạn ván cờ chất chứa bao huyền bí của mưu kế, mà xem Binh pháp như xem phim con heo. Với cái sự không nghiêm, không kỹ ấy, hỏi đến ngày nào thì thành người có ích đây?

Dù sao cũng khen cho Nguyễn Thế Nam đã thực sự trăn trở, sửa đi sửa lại bài 16 lần mà vẫn không dám post, vẫn vào hỏi thêm. Đó là sự nghiêm và kỹ. Như thế thì học được.

Có 8 chữ đầu trong Thập Tam Thiên để nhắc cho mọi kẻ chơi cờ là : “Bác dịch chi đạo, quý hồ cẩn nghiêm”. Nghĩa là: cái đạo của kẻ chơi cờ, cần suy tư, cẩn thận, nghiêm túc. Không hiểu tám chữ này, có chơi cờ giỏi cũng chỉ là phường tục thủ, là thợ cờ mà thôi.

Sau này, các ví dụ trong luận và phản biện, xin đội nón mà lạy các vị hãy làm mấy điều:

  1. Ví dụ nên cố gắng tích cực thay vì chỉ nhìn vào chỗ lừa lọc nhau. Dùng trí nhiều hơn, cài lợi lạc vào nhiều hơn. Như có vị vào hỏi: tôi dùng kế này, tạo được thêm cả trăm công ăn việc làm hay giữ được nhân viên không bị sa thải. Tôi nói, đó chính là Binh Pháp, vì Binh Pháp chính tông phải đem lại lợi lạc.
  2. Ví dụ nên liên quan tới cái gì mà nó cao chút, binh pháp mà chỉ để ăn trộm bánh mỳ với dùng tiền làm hoa mắt đàn bà hám tiền để ngủ với chúng nó thì thật là vô cùng thất vọng.

Như thế thì học Binh Pháp xong mới không thành kẻ lừa lọc đầu đường xó chợ được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *