rìviu Sách Sức Mạnh Của Câu Hỏi6 min read

Đây gần như là một cuốn sách “chưa nên mua” vì một số nguyên nhân như sau.

Lúc còn đi học mà phải làm bài luận, vì thiếu trang, thiếu chữ: giải pháp duy nhất đó là tăng font chữ để nhìn cho nó nhiều hơn. Và đây cũng là cảm giác đầu tiên khi mở cuốn sách này ra. Và cảm giác này nó dẹp bỏ mọi ấn tượng về việc đóng gói, hình ảnh các thứ được chăm chút xây dựng nhưng cuối cùng thì hụt hẫng. Cách trình bày, cũng như nội dung chưa được như kỳ vọng.

Để hỏi ngược lại bản thân: Bạn hi vọng sẽ khắc phục được cái gì khi mua cuốn sách này?

  • Đặt một câu hỏi đúng.

Nếu là mình, Mình sẽ không cố gắng nhét các câu chuyện (mà theo mình là chán òm) vào đó. Không phải viết theo kiểu các nhà bác học đã phải luôn đặt câu hỏi tại sao, tại sao rồi lại thành công. Wtf? Cuốn sách muốn lấy lại hành trình của các bé, liên tục đặt câu hỏi để giải tỏa được các thắc mắc.. uhm cũng đúng, nhưng để làm gì trong cuốn sách này.

Giá trị lớn nhất khi nhận cuốn sách này

  • 36 câu hỏi để nói chuyện với người lạ. Mặc dù nó theo kiểu caption trên tiktok hay fb vậy đó, Nhưng đây cũng là một số ý tưởng hay để có thể bắt chuyện và phải thay đổi thành ngôn ngữ trao đổi một tí nhé.
    • Ví dụ trích từ sách khi bắt chuyện với người lạ: Nếu bạn biết rằng sẽ ra đi mãi mãi trong một năm nữa, bạn sẽ làm gì khác đi và tại sao?
  • Một số hơi hướng trong việc đặt câu hỏi
    • Nhóm câu hỏi thấu hiểu
      • ý của bạn là gì ?
    • Nhóm khơi gợi sáng kiến
      • Bạn có cách nào để giải quyết vấn đề không?
    • Nhóm câu hỏi thúc đẩy hành động?
      • bạn dự định sẽ làm gì?
      • bạn sẽ làm cái gì trước?
    • Kiểu thách thức
      • Bạn thử nghỉ thêm cách khác xem sao ??? ** chổ này có hơi cấn cấn. Nhưng thôi, cứ lấy trong sách ra.
    • Câu hỏi học tập
      • Bạn học được gì từ điều này ???
  • Liên tục đặt câu hỏi, cách này có thấy trong các bài về branstorm
    • Tại sao bạn làm việc đó, làm việc đó giúp bạn cái gì, bạn phải làm cái đó như thế nào ???

Cuốn sách này chưa ổn, chưa có nhiều thông tin, chưa đã lắm.

Nếu là mình thì sẽ làm gì ???

Chê người ta cho cố, giờ thử làm lại cái sườn cho bài bản nèo.

1- Câu hỏi mở, và câu hỏi đóng.

2- Các cách vận dụng câu hỏi để khai thác một vấn đề/

3-Các góc nhìn để khai thác và đánh giá mức độ thông tin theo 4 level

  • Các câu hỏi theo từng lớp nhận thức.
  • Đánh giá chung và khai thác thông tin bằng câu hỏi thứ hai.
  • Các câu hỏi dẫn để chuyển tầng level…

Cụ thể hơn một tí: đó sẽ là nhóm kiểu đặt câu hỏi để kiểm tra và dò thái độ khách hàng / người khác. Sau khi khách hàng phản hồi lại sẽ được sử dụng tiếp câu hỏi thứ hai để phân loại và điều chỉnh hành vi (hành vi của người hỏi để phù hợp với khách hàng)

Cụ thể hơn xíu nữa:

Có một câu chuyện mà mình nhớ mang máng thế này: Một người thầy giáo vào phường để làm giấy tờ, Nhân viên hỏi: Đến đây làm gì ? (Chổ này mô tả thêm chút về cảm giác của người nghe, và trạng thái gần như chuyển thành phòng thủ trong cuộc đối thoại sắp đến). Nhưng sau đó, người thầy giáo nhận ra đây là học trò mình và ngược lại: Thì câu hỏi được thay đổi lại là: Em có thể giúp gì cho thầy vậy ạ?

– Những lý thuyết chán òm nên được loại bỏ, nhưng có thể vấn đề viết sách quá cụ thể sẽ bị bỏ đi các nhóm khách tiềm năng. Nên lý thuyết đơn giản lại và có thể áp dụng thực tế có lẽ là cuốn sách này sẽ có nhiều nội dung hơn.

  • Hoặc ý tưởng khác: Hỏi gì để khách mua / Hay hỏi sao để không bị đập :))

Thôi hết giờ, Sáng nay nhức đầu qué. Mua cuốn sách mà chưa kịp mừng đã chưa vui. Nhưng cái may mắn hơn là lên google seach cái ảnh để làm thumnal cho bài này thì tìm ra được web này cùng chủ để đặt câu hỏi nên đưa về đây. Khi nào tiện thì ngâm cứu tiếp nhé.

https://www.nghiemluu.com/

https://www1.udel.edu/chem/white/U460/Devel-question-skills-UTx.pdf

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *